Nỗ Lực Lớn Nhất... Nhưng Lại Thừa
[full_width] Vào những ngày cuối năm, không khí Tết nhộn nhịp, người người tuôn về quê hương xứ sở; quay về nơi mà những người thân yêu đang chờ đoàn tụ gia đình. Tôi cũng trong hành trình về Bắc trong dịp Tết Nguyên Đán năm đó. Hành khách trên máy bay rất đông. Khuôn mặt ai cũng như háo hức một điều gì đó khó diễn tả. Phía bên trái tôi là một người đàn ông chừng 50 tuổi và phía bên phải tôi là một một người phụ nữ chừng 40. Sau những lời chào xã giao, tôi biết người đàn ông là một người theo cái nghề "đặc biệt" và người phụ nữ là một doanh nhân và tôi tự giới thiệu là một giảng viên Đại Học.
“Tết thì người ta về quê; còn chết thì người ta về đâu nhỉ?” Tôi hỏi bâng quơ… Người đàn ông cười nhếch mép và nói: “Lo gì xa thế ông bạn? Sống là cho mình và cho hiện tại thôi…” Người phụ nữ bên cạnh quay sang nói với người đàn ông: “Em lo nhất điều đó! Nếu chết, không biết số phận tôi như thế nào? Thế nên em phải đi Chùa thường xuyên.” Người đàn ông đáp lại người phụ nữ: “Chùa chiền, hay Thiên Chúa cũng chẳng giúp được mình đâu! Tất cả các tôn giáo chỉ là phản ánh những ước mơ của con người mà thôi… Làm gì có Niết Bàn! Làm gì có Thiên Đàng…! Làm gì có Thiên Chúa!!!” Tôi đang cố gắng suy nghĩ để đưa ra câu trả lời thì người phụ nữ lại đáp người đàn ông: “Nhưng nếu không đến Chùa, em cảm thấy không yên tâm…” Người đàn ông đáp lại: “Cái làm cho người ta không an tâm cũng là do sợ bị nghèo đói và túng thiếu… Người ta hi vọng ở tôn giáo một sự cung cấp về mặt vật chất và yên ổn trong công việc làm ăn. Điều này chẳng bảo đảm chút nào cả, vì có người xin mãi cũng không được gì! Tôi chẳng tin gì, mà vẫn không sợ mình không đủ ăn. Bàn tay con người làm ra tất cả…!”
Bầu khí xung quanh trở nên yên tĩnh cách lạ thường. Người phụ nữ thiếp ngủ. Một lát sau, tôi bắt đầu chuyển qua những đề tài kinh tế, đời sống con người để nói với người đàn ông. Khi nhận thấy đã có sự đối thoại vui vẻ với nhau như là những người bạn, tôi nghĩ đây là lúc thích hợp để trở lại vấn đề cũ (đức tin). Tôi hỏi người đàn ông: “Trong cuộc sống, ông ao ước về điều gì nhiều nhất?” Ông ta trả lời: “Hạnh phúc!” Tôi mới bèn hỏi lại: “Vậy có đủ tiền là có hạnh phúc rồi?” Ông ta đáp lại: “Cũng không hẳn thế ông bạn ah! Chắc còn cần đến tình yêu nữa. Nhiều lúc tôi mơ về một tình yêu đích thực trong tương quan gia đình và bạn bè. Tình yêu giữa con người. Tôi ao ước một điều gì đó thật Hạnh Phúc, thật Đẹp, và Công Bằng.” Điều người đàn ông nói giúp tôi nhớ lại về một kinh nghiệm siêu nghiệm của Karl Rahner - một nhà thần học Dòng Tên, đã nói: một kinh nghiệm được lôi cuốn về cái gì đó rất linh thiêng được ví như là Chân, Thiện, Mỹ hay đúng hơn là gì đó không thể diễn tả. Cái đó là chính Thiên Chúa tự tỏ lộ cho ta. Kinh nghiệm này xảy ra với mọi con người, nhưng nó là siêu nghiệm, không rõ ràng với trí khôn con người. Kinh nghiệm này chỉ được diễn tả dưới dạng phạm trù. Tôi bèn hỏi ông ta tiếp: “Khi ước mơ về những điều này, ông có dám quyết định để sống theo không?” Ông ta trầm ngâm và lắc đầu: “Tôi không dám theo. Nhiều khi tôi áy náy trước những bất công, áy náy về những sai trái của mình, nhưng không biết phải làm sao.” “Ông biết điều đó là đúng và mang đến cho ông sự hạnh phúc, tại sao ông không làm?”, tôi tiếp tục hỏi ông ta. Ông trả lời: “nếu sống theo lương tâm và theo ước mơ của mình, tôi sẽ bị xa thải khỏi guồng máy của xã hội này. Tôi cũng sợ. Tuy nhiên, khi đứng trước ước mơ cao đẹp (Ao ước sống hạnh phúc - kinh nghiệm siêu việt) tôi cảm thấy có một cuộc sống thanh thoát và tự do; nhưng khi đối diện với những vấn đề của cơm áo gạo tiền, tôi lại sợ hãi.” Tôi lại hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao ông khước từ Thiên Chúa nơi tôn giáo?” Ông đáp lại: “Bên ngoài thì tôi có vẻ từ chối, nhưng bên trong, tôi đồng ý nhiều điều với lòng tin của người Công Giáo. Nơi niềm tin này, người Công Giáo có thể diễn tả là mình trước một Thiên Chúa họ tin. Họ đã để Thiên Chúa lôi cuốn mình. Còn tôi, do ảnh hưởng quá nhiều với tư tưởng của những triết gia vô thần như Feuerbach và Karl Max, tôi đã nỗ lực rất lớn để chống lại những ai có niềm tin tôn giáo và muốn diệt trừ ý niệm về Thiên Chúa. Thật tức cười, tôi càng phản đối niềm tin của họ, thì họ càng tin hơn. Không biết bao giờ sự phủ nhận về niềm tin của chúng tôi kết thúc? Điều đáng tức cười hơn là chúng tôi như bị sự phủ nhận niềm tin này ám ảnh. Lúc nào nó cũng đeo bám chúng tôi và khiến chúng tôi cứ phải tìm ra lý do để biện minh những điều đi ngược lại với lương tâm của mình. Đôi khi tôi cảm thấy mệt mỏi lắm, nhưng vẫn nhủ lòng mình là hãy nỗ lực. Hình như trong những nỗ lực, thì đây là một nỗ lực lớn nhất trong cuộc đời để xóa đi cái tên “Thiên Chúa” trong đầu tôi; tuy nhiên nỗ lực của tôi lại bằng thừa, vì tôi đã không thể làm được chuyện này.” Câu chuyện đang đi vào một sự tĩnh lặng lạ thường, đột nhiên người phụ nữ bên cạnh cất tiếng về phía người đàn ông: “Oh, thì ra anh cũng có lo lắng đấy chứ! Xem chừng cái thao thức của anh về tôn giáo còn mạnh hơn em đấy!” Người đàn ông ấp úng, “nhưng… nhưng… cái lo lắng của tôi không phải là mê tín như những người đi Chùa kìa.” Tôi nghe xong thì cười và tự nói với lòng mình: “Ngày Tết, người ta về quê, phải chăng khi chết ai cũng phải về với Cha?”
Cuộc nói chuyện giữa tôi và ông cán bộ đi vào một chiều sâu thiêng liêng. Tôi thực sự không ngờ rằng ông ta sẽ chia sẻ những điều ấp ủ trong tâm hồn. Tuy nhiên, ngang qua chia sẻ của ông, tôi khám phá ra một giá trị luôn luôn hiện hữu. Đó chính là một hình ảnh Thiên Chúa vô hình luôn tác động và mạc khải Tình Yêu của Ngài trên mọi con người, dù người ta có muốn chối bỏ thực tại này. Như vậy, việc hướng về Thiên Chúa và được chính Thiên Chúa cho hướng về là một điều gì đó luôn xảy ra đời sống con người. Điều quan trọng là ta có dám sống cho sự lôi kéo đó không, hay mình cứ mãi cưỡng lại cho đến khi mệt mỏi, để rồi phải thốt lên như người đàn ông rằng: “Từ chối ý niệm Thiên Chúa là một nỗ lực lớn nhất trong cuộc đời của tôi… nhưng nỗ lực lại là thừa; vì tôi hoàn toàn bất lực trong việc chối bỏ này.”
Văn Ngụ
18/1/2013
“Tết thì người ta về quê; còn chết thì người ta về đâu nhỉ?” Tôi hỏi bâng quơ… Người đàn ông cười nhếch mép và nói: “Lo gì xa thế ông bạn? Sống là cho mình và cho hiện tại thôi…” Người phụ nữ bên cạnh quay sang nói với người đàn ông: “Em lo nhất điều đó! Nếu chết, không biết số phận tôi như thế nào? Thế nên em phải đi Chùa thường xuyên.” Người đàn ông đáp lại người phụ nữ: “Chùa chiền, hay Thiên Chúa cũng chẳng giúp được mình đâu! Tất cả các tôn giáo chỉ là phản ánh những ước mơ của con người mà thôi… Làm gì có Niết Bàn! Làm gì có Thiên Đàng…! Làm gì có Thiên Chúa!!!” Tôi đang cố gắng suy nghĩ để đưa ra câu trả lời thì người phụ nữ lại đáp người đàn ông: “Nhưng nếu không đến Chùa, em cảm thấy không yên tâm…” Người đàn ông đáp lại: “Cái làm cho người ta không an tâm cũng là do sợ bị nghèo đói và túng thiếu… Người ta hi vọng ở tôn giáo một sự cung cấp về mặt vật chất và yên ổn trong công việc làm ăn. Điều này chẳng bảo đảm chút nào cả, vì có người xin mãi cũng không được gì! Tôi chẳng tin gì, mà vẫn không sợ mình không đủ ăn. Bàn tay con người làm ra tất cả…!”
Bầu khí xung quanh trở nên yên tĩnh cách lạ thường. Người phụ nữ thiếp ngủ. Một lát sau, tôi bắt đầu chuyển qua những đề tài kinh tế, đời sống con người để nói với người đàn ông. Khi nhận thấy đã có sự đối thoại vui vẻ với nhau như là những người bạn, tôi nghĩ đây là lúc thích hợp để trở lại vấn đề cũ (đức tin). Tôi hỏi người đàn ông: “Trong cuộc sống, ông ao ước về điều gì nhiều nhất?” Ông ta trả lời: “Hạnh phúc!” Tôi mới bèn hỏi lại: “Vậy có đủ tiền là có hạnh phúc rồi?” Ông ta đáp lại: “Cũng không hẳn thế ông bạn ah! Chắc còn cần đến tình yêu nữa. Nhiều lúc tôi mơ về một tình yêu đích thực trong tương quan gia đình và bạn bè. Tình yêu giữa con người. Tôi ao ước một điều gì đó thật Hạnh Phúc, thật Đẹp, và Công Bằng.” Điều người đàn ông nói giúp tôi nhớ lại về một kinh nghiệm siêu nghiệm của Karl Rahner - một nhà thần học Dòng Tên, đã nói: một kinh nghiệm được lôi cuốn về cái gì đó rất linh thiêng được ví như là Chân, Thiện, Mỹ hay đúng hơn là gì đó không thể diễn tả. Cái đó là chính Thiên Chúa tự tỏ lộ cho ta. Kinh nghiệm này xảy ra với mọi con người, nhưng nó là siêu nghiệm, không rõ ràng với trí khôn con người. Kinh nghiệm này chỉ được diễn tả dưới dạng phạm trù. Tôi bèn hỏi ông ta tiếp: “Khi ước mơ về những điều này, ông có dám quyết định để sống theo không?” Ông ta trầm ngâm và lắc đầu: “Tôi không dám theo. Nhiều khi tôi áy náy trước những bất công, áy náy về những sai trái của mình, nhưng không biết phải làm sao.” “Ông biết điều đó là đúng và mang đến cho ông sự hạnh phúc, tại sao ông không làm?”, tôi tiếp tục hỏi ông ta. Ông trả lời: “nếu sống theo lương tâm và theo ước mơ của mình, tôi sẽ bị xa thải khỏi guồng máy của xã hội này. Tôi cũng sợ. Tuy nhiên, khi đứng trước ước mơ cao đẹp (Ao ước sống hạnh phúc - kinh nghiệm siêu việt) tôi cảm thấy có một cuộc sống thanh thoát và tự do; nhưng khi đối diện với những vấn đề của cơm áo gạo tiền, tôi lại sợ hãi.” Tôi lại hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao ông khước từ Thiên Chúa nơi tôn giáo?” Ông đáp lại: “Bên ngoài thì tôi có vẻ từ chối, nhưng bên trong, tôi đồng ý nhiều điều với lòng tin của người Công Giáo. Nơi niềm tin này, người Công Giáo có thể diễn tả là mình trước một Thiên Chúa họ tin. Họ đã để Thiên Chúa lôi cuốn mình. Còn tôi, do ảnh hưởng quá nhiều với tư tưởng của những triết gia vô thần như Feuerbach và Karl Max, tôi đã nỗ lực rất lớn để chống lại những ai có niềm tin tôn giáo và muốn diệt trừ ý niệm về Thiên Chúa. Thật tức cười, tôi càng phản đối niềm tin của họ, thì họ càng tin hơn. Không biết bao giờ sự phủ nhận về niềm tin của chúng tôi kết thúc? Điều đáng tức cười hơn là chúng tôi như bị sự phủ nhận niềm tin này ám ảnh. Lúc nào nó cũng đeo bám chúng tôi và khiến chúng tôi cứ phải tìm ra lý do để biện minh những điều đi ngược lại với lương tâm của mình. Đôi khi tôi cảm thấy mệt mỏi lắm, nhưng vẫn nhủ lòng mình là hãy nỗ lực. Hình như trong những nỗ lực, thì đây là một nỗ lực lớn nhất trong cuộc đời để xóa đi cái tên “Thiên Chúa” trong đầu tôi; tuy nhiên nỗ lực của tôi lại bằng thừa, vì tôi đã không thể làm được chuyện này.” Câu chuyện đang đi vào một sự tĩnh lặng lạ thường, đột nhiên người phụ nữ bên cạnh cất tiếng về phía người đàn ông: “Oh, thì ra anh cũng có lo lắng đấy chứ! Xem chừng cái thao thức của anh về tôn giáo còn mạnh hơn em đấy!” Người đàn ông ấp úng, “nhưng… nhưng… cái lo lắng của tôi không phải là mê tín như những người đi Chùa kìa.” Tôi nghe xong thì cười và tự nói với lòng mình: “Ngày Tết, người ta về quê, phải chăng khi chết ai cũng phải về với Cha?”
Cuộc nói chuyện giữa tôi và ông cán bộ đi vào một chiều sâu thiêng liêng. Tôi thực sự không ngờ rằng ông ta sẽ chia sẻ những điều ấp ủ trong tâm hồn. Tuy nhiên, ngang qua chia sẻ của ông, tôi khám phá ra một giá trị luôn luôn hiện hữu. Đó chính là một hình ảnh Thiên Chúa vô hình luôn tác động và mạc khải Tình Yêu của Ngài trên mọi con người, dù người ta có muốn chối bỏ thực tại này. Như vậy, việc hướng về Thiên Chúa và được chính Thiên Chúa cho hướng về là một điều gì đó luôn xảy ra đời sống con người. Điều quan trọng là ta có dám sống cho sự lôi kéo đó không, hay mình cứ mãi cưỡng lại cho đến khi mệt mỏi, để rồi phải thốt lên như người đàn ông rằng: “Từ chối ý niệm Thiên Chúa là một nỗ lực lớn nhất trong cuộc đời của tôi… nhưng nỗ lực lại là thừa; vì tôi hoàn toàn bất lực trong việc chối bỏ này.”
Văn Ngụ
18/1/2013